Nguồn gốc & ý nghĩa của các loại mứt tết cổ truyền dân tộc

Nguồn gốc của món mứt trong ngày Tết cổ truyền

Từ xưa tới nay mứt tết vốn là một trong những món ăn không thể thiếu được trong ngày Tết năm mới của người Việt. Dù có trải qua bao nhiêu năm thì vị thơm ngon của chúng vẫn in đậm trong ý thức của mỗi con người Việt Nam như là một món quà tinh thần mà ông bà xưa để lại.

Vậy mứt là gì? Mứt là một món ăn ngọt được chế biến từ các loại trái cây và một số loại củ nấu với đường đến độ khô từ 65% – 70%. Nguyên liệu đường trong mứt rất cần thiết và cần đạt nồng độ khoảng 55% – 60%. Đường không chỉ đóng vai trò làm ngọt mà còn có tác dụng bảo quản và tăng độ đông cho mứt.

Xem ngay: Khay mứt ngày Tết của người Việt có những gì?



>>> Hot nhất: Bí quyết làm mứt mận Hà Nội tươi dẻo ngon & cách bảo quản

Nguyên liệu để làm mứt vô cùng phong phú và đa dạng, phải kể tới từ dâu tây, dừa, khoai lang, táo cho tới hạt sen, cà rốt...Mỗi loại mứt sẽ có một màu sắc và hương vị đặc trưng tùy theo nguyên liệu dùng để chế biến thành. Mứt quả được chế biến ở nhiều dạng, có thể phân thành các dạng: mứt đông, mứt nhuyễn, mứt miếng đông, mứt rim, mứt khô.

Trong những năm trước đây, cứ mỗi dịp Tết về, người người nhà nhà lại quây quần cùng nhau, riu riu lửa hồng, tự tay nấu đường làm mứt, để chuẩn bị cho những ngày đầu năm, mọi người mời nhau những vị ngọt mà chính bản thân gửi gắm vào đó thay cho lời chúc tốt lành nhất.

Ngày nay, việc chuẩn bị mứt tết đã tiện lợi hơn đáp ứng cho cuộc sống ngày một hối hả. Mọi người không còn tự mình chuẩn bị mứt tết nữa thay vào đó là mua chúng ở ngoài chợ.



Thông thường, một khay mứt Tết truyền thống luôn có hình tròn, chia làm 8 ô với đầy đủ các loại mứt như mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt lạc, mứt quất, mứt sen,… tương ứng với vị chua, cay, ngọt, bùi như chính hương vị của cuộc sống cũng như thể hiện sự hòa quyện của bốn mùa trong năm.

Ý nghĩa của các loại mứt Tết cổ truyền

Mứt hạt sen “gia đình sum họp, con cháu đầy nhà”.

Vốn là loại cây được coi là biểu tượng của dân tộc, mứt sen vốn được coi là loại mứt hảo hạng có thứ bậc cao nhất. Hạt sen được phơi khô, bảo quản cẩn thận để cuối năm đem ra ngào đường làm mứt.

Những viên mứt nhỏ tròn, màu hanh vàng, bọc trong lớp vỏ lấm tấm đường, mang vị ngọt ngào mà tinh tế. Không ai có thể ăn nhiều mứt sen một lúc, bởi thật ra mứt có vị ngọt rất sắc. Nhưng đôi lúc nhẩn nha một vài viên, nhấp một ngụm trà thơm, vị ngọt, vị chát cùng hơi nóng ấm quyện hòa lại tạo cảm giác thư thái thú vị, khiến câu chuyện đầu xuân thêm vui vẻ, rộn ràng.


Không chỉ mang hương vị độc đáo, bổ dưỡng mà mứt hạt sen còn có ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới sum họp, con cháu đầy nhà. Để làm ra một đĩa mứt hạt sen ngon và đạt yêu cầu thì mất khá nhiều thời gian và cầu kỳ từ việc lựa chọn nguyên liệu, sơ chế và chế biến.

Mứt dừa “gia đình quây quần, sum vầy, hạnh phúc”.



Mứt dừa từ lâu đã được các gia đình lựa chọn trong ngày Tết nguyên đán, là một món cổ truyền không thể thiếu trong khay mứt ngày Tết.

>>> Xem thêm: Mẹo đơn giản bảo quản mứt dừa tự làm không chảy nước

Hạt dưa – sắc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phát lộc


Tiếng cắn hạt dưa lách tách là âm thanh quen thuộc ngày Tết trong mỗi gia đình, góp phần làm câu chuyện ngày Tết thêm rôm rả, sôi động hơn. Hạt dưa luôn là món ăn quen thuộc nằm trong khay mứt Tết cổ truyền với màu đỏ đặc trưng thể hiện mong muốn may mắn và tài lộc sẽ đến với gia đình.

Hạt dưa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường trí nhớ và tốt cho bộ não.

Mứt gừng mang ý nghĩa “cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc”

Trong thời tiết se lạnh của những ngày đầu xuân, ngồi nhâm nhi một lát mứt gừng cay cùng tách trà nóng thì quả thật là thi vị, hạnh phúc.

Là một món không thể thiếu trong khay mứt ngày Tết, mứt gừng mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới ấm áp và hạnh phúc cho mọi gia đình.


Một chút ngòn ngọt phủ quanh vị cay cay nồng ấm của gừng mang lại cảm giác thích thú cho người thưởng thức. Bên cạnh đó, mứt gừng còn có tác dụng giải độc, làm ấm người và kích thích tiêu hóa cho những ngày Tết ăn uống không điều độ.

Mứt quất tượng trưng cho “may mắn, an lành và thịnh vượng”.

Ra trái và chín vào đúng dịp Tết nguyên đán, quất như là “trái ngọt” đầu năm của mọi nhà với mong muốn một năm bội thu. Cũng như quất cây, ý nghĩa của mứt quất tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Mứt quất có vị vừa ngòn ngọt của đường, vừa chua chua của múi quất, giòn giòn thơm thơm của vỏ quất . Những mùi vị này tạo cho người dùng cảm giác thanh mát lẫn nồng ấm rất thích hợp để dùng vào dịp Tết, khi tiết trời se se lạnh.

Mứt quất có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp người dùng bớt đi cảm giác ngán ăn do lượng thức ăn tấp nập ngày Tết. Ngoài ra, mứt quất cũng chữa ho rất hiệu quả.

Mứt bí đao “cầu mong sức khỏe tốt, mang đến sự phát triển”


Bí đao có lẽ chẳng còn xa lạ với chúng ta, ta thấy bí đao ở nhân bánh như bánh trung thu, bánh pía thơm ngon và cả Mứt Tết cổ truyền. Bí đao có tính mát, nhiệt lượng thấp, nhiều khoáng chất, là thực phẩm tốt cho da, tóc, người muốn giảm cân. Với những khoáng chất bổ dưỡng có trong bí đao khiến mứt Bí trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức khỏe tốt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Địa chỉ mua chum sành ngâm rượu tại Bình Định, Quy Nhơn uy tín

Tại sao nên chọn quà tặng gốm sứ ?

Những điều cần lưu ý khi chọn đèn gốm để bàn cho khách sạn